TNO

Quân PKK dùng tên lửa Liên Xô bắn rơi trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ

16/05/2016 10:28 GMT+7

(Tin Nóng) Lực lượng Đảng công nhân người Kurd (PKK) vừa tung ra clip quay cảnh lính PKK dùng tên lửa phòng không vác vai Igla (Liên Xô chế tạo) bắn rơi trực thăng vũ trang AH-1 Cobra của Thổ Nhĩ Kỳ.

(Tin Nóng) Lực lượng Đảng công nhân người Kurd (PKK) vừa tung ra clip quay cảnh lính PKK dùng tên lửa phòng không vác vai Igla (Liên Xô chế tạo) bắn rơi trực thăng vũ trang AH-1 Cobra của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo The Drive ngày 14.5, nhóm YPG, một nhánh của PKK ngày 14.5 tung lên mạng clip quay cảnh tay súng của nhóm đã dùng tên lửa vác vai loại Igla (SA-7, Liên Xô chế tạo từ những năm 1970) bắn rơi 1 trực thăng của Thổ Nhĩ Kỳ loại AH-1 Cobra (Mỹ chế tạo, từng sử dụng thời chiến tranh Việt Nam) ngày 13.5 qua.

Trước đó xảy ra giao tranh giữa quân chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ với quân YPG ở khu vực tỉnh Hakkari, gần biên giới Iraq sáng 13.5. Có 6 lính Thổ chết, 8 người bị thương, và 1 trực thăng vũ trang AH-1 Cobra được điều đến hỗ trợ.

Tuy nhiên chiếc trực thăng này bị bắn rơi lúc 5 giờ 50 cùng ngày, 2 phi công thiệt mạng. Ban đầu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nói trực thăng rơi do trục trặc kỹ thuật. Tuy nhiên 1 ngày sau PKK tung clip cận cảnh vụ dùng tên lửa vác vai Igla bắn rơi trực thăng AH-1, phía Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận vụ việc này.

Đoạn clip cho thấy một tay súng YPG phục trên sườn núi, với tên lửa vác vai Igla phục chiến trực thăng AH-1 Cobra của Thổ Nhĩ Kỳ từ xa. Khi vào tầm bắn, quả lên lửa được phóng đi, và sau đó nó nổ tung làm đứt đuôi trực thăng, khiến chiếc AH-1 mất điều khiển, cắm đầu xuống đất nổ tung.

Theo The Drive, sự xuất hiện của tên lửa phòng không vác vai trong các cuộc xung đột đã khiến máy bay chiến đấu, nhất là trực thăng dễ bị đe doạ. Trong cuộc chiến ở Afghanistan hồi những năm 1980, CIA đã trang bị tên lửa phòng không vác vai loại FIM-92 Stinger cho quân nổi dậy Mujahedeen bắn rơi khá nhiều trực thăng và máy bay chiến đấu tầm thấp của Liên Xô. Sau này tên lửa vác vai lan tràn khắp nơi, có mặt ở các cuộc xung đột.

Trong cuộc nội chiến ở Ukraine gần đây, quân ly khai dùng tên lửa vác vai của Nga bắn hạ nhiều máy bay của quân chính phủ Ukraine, thậm chí cả máy bay vận tải. Tại Syria, nhiều máy bay của quân chính phủ bị tên lửa vác vai của quân nổi dậy bắn hạ.

Theo The Drive, khi phát hiện tên lửa lao tới, phi công thường không đủ thì giờ để đối phó. Do vậy trực thăng và máy bay tầm thấp của Mỹ được trang bị các thiết bị chống tên lửa vác vai. Những thiết bị này tự động phát hiện tên lửa và phát ra 1 tia laser khoá mục tiêu là tên lửa đang lao tới, bắn ra 1 chùm tia laser làm mù đầu dò mục tiêu của tên lửa, hoặc bắn pháo sáng khiến tên lửa phát nổ. Thiết bị tương tự cũng được trang bị cho máy bay hành khách để chống nguy cơ từ tên lửa vác vai.

Nga cũng có loại thiết bị tương tự, gọi là President S, trang bị cho trực thăng tấn công hiện đại và trực thăng chở yếu nhân.

Trực thăng vũ trang AH-1 Cobra của Thổ Nhĩ Kỳ được cho đã lạc hậu - Ảnh: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Còn trực thăng AH-1F và AH-1W Cobra của Thổ Nhĩ Kỳ đều đã cũ kỹ, một số trang bị hệ thống gây nhiễu tín hiệu hồng ngoại cũng đã lạc hậu ALQ-144 "Disco Ball". Chiếc AH-1 bị bắn rơi hôm 13.5 không rõ có trang bị thiết bị chống tên lửa hay không, và nếu có thì có lẽ thiết bị này không hoạt động nên mới bị bắn hạ như thế.

9K38 Igla là loại tên lửa do Liên Xô chế tạo cuối những năm 1970, dài 1,57 m, bắn bằng ống phóng vác vai, có tầm bắn xa tối đa 5,2 km, bắn mục tiêu bay cao tối đa 3,5 km. Loại tên lửa này chống được pháo sáng và gây nhiễu. Gần đây Nga sản xuất loại tên lửa vác vai Igla cải tiến gọi là Igla-S; và loại tên lửa mới nhất là Verba có tầm bắn xa hơn, mạnh hơn (từ năm 2014).

Xem clip cảnh tay súng PKK dùng tên lửa vác vai Igla bắn hạ trực thăng Cobra của Thổ Nhĩ Kỳ:
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.