• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Nguyễn Hoàng Thảo Uyên: Dance sport dành cho mọi lứa tuổi

27/02/2018 08:11 GMT+7

Tập luyện và thi đấu Dance sport từ khi 12 tuổi, đến nay kiện tướng Nguyễn Hoàng Thảo Uyên đã có hơn 10 năm gắn bó với dance sport. Đầu năm 2018, Thời Trang Trẻ bất ngờ gặp Uyên tại Trung tâm thể dục thể thao Rạch Miễu (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) khi cô đang hướng dẫn các học viên trong lớp dance sport gia đình tập luyện .

 

- Chào Thảo Uyên, nhiều người vẫn cho rằng dance sport là môn thể thao nghệ thuật chỉ dành cho những người trẻ và những người có sức khỏe tốt. Suy nghĩ này liệu đã cũ?

Đúng là mọi người thường nghĩ như vậy về dance sport. Nhiều người cho rằng cần phải chia lớp theo lứa tuổi thì mới học được dance sport. Theo tôi, điều này không hoàn toàn đúng và lớp dance sport dành cho gia đình từ 6 - 60 tuổi tại nhà thi đấu Rạch Miễu này là một ví dụ. Học viên lớp này là cha mẹ - con cái, anh – chị em trong một gia đình. Họ cùng yêu thích dance sport và muốn tập luyện để khỏe và đẹp.

 

lop dance sport cho gia dinh

Lớp dance sport cho gia đình

 

Theo tôi yếu tố người dạy rất quan trọng để người học dance sport có thể lĩnh hội hết tinh thần của mỗi bài học. Tôi thường chia nhỏ các bước, đề ra các bước cơ bản trước khi vào bài để mọi người dễ nắm bắt và thực hành. Khi dạy tôi thường cảm thấy rất khó chịu nếu trong lớp có người không theo kịp hay quên bài. Vì thế, lớp của tôi luôn có 1-2 trợ giảng giúp đỡ kèm mọi người tập. Vì thế cả lớp tập có thể không xuất sắc nhưng đều và theo đúng nhịp. Tôi luôn muốn góp sức mình lan tỏa niềm đam mê dancesport trong xã hội. Bộ môn này mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, sắc đẹp và phù hợp với tất cả mọi người, từ trẻ em đến người trung niên.

 

- Lý do nào đã khiến Thảo Uyên tập luyện và gắn bó với dance sport?

Lúc nhỏ sức khỏe của tôi rất kém nên mẹ cho tôi học múa từ khi 4-5 tuổi để tăng sự dẻo dai và khỏe mạnh. Tôi đến với dance sport năm 12 tuổi và học song song cả hai. Thời điểm đó, dance sport được xem là môn nghệ thuật chỉ dành cho nhà giàu. Điều kiện kinh tế gia đình tôi lúc đó rất khó khăn và tôi là người duy nhất trong nhà theo đuổi nghệ thuật. Nhưng đã trót đam mê nên tôi quyết tâm theo đuổi, vừa đi học văn hóa ở trường, vừa đi tập để đuổi kịp các bạn và đi dạy thêm để kiếm tiền trang trải học phí.

 

ky niem cung ban be lop bien dao mua

Kỷ niệm cùng bạn bè

 

Thời gian đầu vào nghề với bản tính nhút nhát và ngại khi đứng trước đám đông, tôi rất hiếm khi chủ động giao lưu, kết nối với đồng nghiệp hay khán giả. Đây cũng là hạn chế lớn cho nghề nghiệp. Thế rồi tôi tự nhủ mình phải thay đổi. Mỗi ngày tôi đứng trước gương luyện cách nói chuyện để dần trở nên tự tin hơn.
Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể đứng trên một sân khấu lớn với hàng ngàn khán giả, chưa bao giờ nghĩ sẽ sẽ trở thành giáo viên dance sport, và càng không dám tin có ai dám mời một cô gái nhút nhát, sống khép kín về dạy nhảy. Nhưng, sau tất cả, tôi đã có thể làm được tất cả.

 

- Năm 2012, Uyên tham gia chương trình “Thử thách cùng bước nhảy” nhưng chỉ dừng lại top 20 vì chấn thương. Đó có phải là cú sốc lớn với Uyên?

Đúng vậy. Trong quá trình tập luyện, tôi gặp chấn thương khá nghiêm trọng ở khớp gối, bác sĩ yêu cầu tôi phải ngưng nhảy múa. Trong thời gian dưỡng thương, tôi suy nghĩ rất nhiều về việc quyết định nên tiếp tục con đường này hay từ bỏ. Với chấn thương này, việc đi lại hàng ngày đã là khó khăn, nhưng tôi là một dancer –phải cố gắng gấp nhiều lần người khác, vì nếu chỉ cần ngưng nghỉ một thời gian thì rất khó để tôi bắt kịp các đồng nghiệp khác. Lúc đó, gia đình vì lo cho sức khỏe của tôi mà phản đối, muốn tôi từ bỏ.  Tôi thì nghĩ rằng nếu từ bỏ đam mê, đầu hàng với khó khăn thì tôi sẽ không còn là chính mình nữa. Tôi hiểu rằng sẽ chẳng có ai có thể giúp mình đứng dậy, nếu bản thân mình không kiên cường. Tôi cảm ơn những thách đã qua vì nhờ đó mà tôi rèn luyện được ý chí, vượt qua được những giới hạn của bản thân mình.

 

thao uyen va minh tan

Thảo Uyên và Minh Tân

 

- Tốt nghiệp trường Múa TP.HCM hệ 7 năm xong, Thảo Uyên lại tiếp tục theo học Biên đạo múa. Việc học này có thật sự hữu ích cho công việc của Uyên hiện tại?

Tôi vừa tốt nghiệp ngành Biên đạo múa cuối năm 2017. Trước đó, song song với quá trình đi học và dạy dance sport tôi cũng bắt đầu công việc biên đạo. Những bài biên đạo đầu tiên của tôi gây được hiệu ứng tốt được ra đời từ 4 mùa “Thử thách cùng bước nhảy” và các chương trình giải trí truyền hình như “Bước nhảy hoàn vũ, Người hùng tí hơn... Công chúng vẫn hay nghĩ về dance sport với hình ảnh các vũ công chuyên nghiệp với trang phục màu sắc, kim sa đính đá gợi cảm. Nhưng trong rất nhiều bài nhảy do tôi biên đạo, các nghệ sĩ xuất hiện trong trang phục kín đáo, dân quê nhưng nhảy rất “sung”. Khi làm công việc biên đạo, tôi muốn kết hợp dance sport với các thể loại văn hóa dân gian, truyền thống của Việt Nam; kết hợp nhiều loại hình nhảy múa trong một bài nhảy.

 

- Là kiện tướng quốc gia sở hữu 70 HCV tại các cuộc thi Dance sport trong và ngoài nước, có nhiều học trò và có uy tín riêng trong giới dance sport. Uyên đã có thể nói rằng mình đã thành công?

 

thao uyen

Thảo Uyên

 

Để nói về sự thành công thì có rất nhiều mức độ và ai cũng mong muốn chinh phục được ngọn núi cao hơn ngọn núi mình đang đứng. Vì thế, nếu so sánh với những anh chị khác thì tôi vẫn còn rất nhiều điều cần phải học hỏi và phấn đấu. Tuy nhiên, với chặng đường đã trải qua và đi đến thành quả như hôm nay là cả một quá trình phấn đấu không ngừng về tài chính và tinh thần. Tôi tự hào vì đã tự vượt qua được những rào cản, khó khăn và cả biến cố nhưng tôi luôn nghĩ cố gắng không bao giờ đủ để gọi là thành công. Cuộc sống luôn đặt ra những thử thách và chúng ta sẽ nỗ lực để vượt qua các thử thách nối tiếp...

Cám ơn Thảo Uyên. Chúc bạn một năm tràn đầy niềm vui, hạnh phúc!

Top
Top