Không có 'bom tấn' ở V-League 2015

19/12/2014 08:23 GMT+7

Ở những mùa giải 'xưa cũ', người hâm mộ thường cảm thấy choáng váng với những khoản phí lót tay dao động từ 5 - 7 tỉ đồng/mùa cho một cầu thủ hạng A thì 2 năm gần đây, đặc biệt trước khi V-League năm 2015 khởi tranh, giá trị chuyển nhượng không còn cao vống nữa.

Ở những mùa giải 'xưa cũ', người hâm mộ thường cảm thấy choáng váng với những khoản phí lót tay dao động từ 5 - 7 tỉ đồng/mùa cho một cầu thủ hạng A thì 2 năm gần đây, đặc biệt trước khi V-League năm 2015 khởi tranh, giá trị chuyển nhượng không còn cao vống nữa.

 >> Lãnh đạo Sở bị tố 'vòi tiền' chuyển nhượng cầu thủ
 >> Đã đến lúc xóa bỏ thị trường chuyển nhượng cầu thủ?
 >> Ai hưởng lợi khi chuyển nhượng cầu thủ?
 >> Choáng với giá chuyển nhượng cầu thủ
 >> Chuyển nhượng cầu thủ Việt

 Công Vinh là cầu thủ nội đắt giá nhất cũng chỉ có giá 2 tỉ đồng/mùa - Ảnh: Khả Hòa
Công Vinh là cầu thủ nội đắt giá nhất cũng chỉ có giá 2 tỉ đồng/mùa - Ảnh: Khả Hòa

2 tỉ đồng/mùa là giá đắt nhất

 
Nền kinh tế ngày một khó khăn, các CLB sẽ chi tiêu chắt bóp, không dám ném tiền qua cửa sổ nữa. Và dĩ nhiên thị trường chuyển nhượng cầu thủ cũng phải tuân theo quy luật cung cầu
Ông Cao Văn Chóng,
Tổng giám đốc Công ty cổ phần bóng đá Bình Dương

Nguyên nhân cơ bản nhất nằm ở túi tiền của các CLB. Khi ngân khố rủng rỉnh, ông bầu “thích” cầu thủ nào là “nhích”, không cần tính toán tiền nong. Suốt một thời gian dài, bóng đá VN bị rơi vào những giá trị “ảo”. “Nền kinh tế ngày một khó khăn, các CLB sẽ chi tiêu chắt bóp, không dám ném tiền qua cửa sổ nữa. Và dĩ nhiên thị trường chuyển nhượng cầu thủ cũng phải tuân theo quy luật cung cầu”, ông Cao Văn Chóng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần bóng đá Bình Dương nói.

Được xem là CLB có tài chính dồi dào và ổn định bậc nhất V-League, Bình Dương cũng chỉ chi 2 tỉ đồng/mùa cho Công Vinh, còn với cầu thủ Việt kiều Czech Michal Nguyễn, đội này không phải trả phí chuyển nhượng cho CLB Banik Most mà chỉ trả một khoản rất vừa phải phí đào tạo trẻ. 2 tỉ đồng chỉ là “muỗi” so với các năm trước nhưng vào thời điểm hiện tại, Công Vinh vẫn trở thành cầu thủ nội đắt giá nhất. Một tuyển thủ quốc gia khác là Vũ Minh Tuấn cũng chỉ nhận phí lót tay 1,2 tỉ đồng/mùa khi Quảng Ninh (QN) gia hạn hợp đồng thêm 3 năm. Từ Hải Phòng về QN, tiền đạo Quang Hải cũng có giá 1,2 tỉ đồng/năm. Để ký hợp đồng với toàn bộ 26 cầu thủ, QN chi gần 20 tỉ đồng. Mùa này, đội bóng vùng than được tỉnh rót 10 tỉ đồng, Công ty than khoáng sản VN rót 35 tỉ, Công ty than Đông Bắc 5 tỉ, còn lại là vài tỉ đồng từ các doanh nghiệp khác trên địa bàn. “QN không dám vung tay quá trán khi thỏa thuận lại hợp đồng với cầu thủ vì nếu không biết tùng tiệm thì khó đạt được mục tiêu lọt vào top 6”, lãnh đạo CLB nói.

Ngoài phần kinh phí của thành phố, CLB HP cũng đang phải gồng mình kêu gọi tài trợ. Vì thế, đội bóng này cũng chi rất “vừa độ” cho những tân binh, ví dụ khoảng 600 - 700 triệu đồng cho Phùng Văn Nhiên, Trần Đức Dương (cầu thủ đến từ Hoàng Anh Gia Lai) và ở mức thấp hơn cho Nguyễn Khánh Lâm (Thanh Hóa), Anh Hùng (An Giang, cầu thủ năm ngoái bị gãy chân do pha phạm lỗi của Đình Đồng). Nhiều CLB khác năm nay cũng chỉ sử dụng cầu thủ trẻ chứ không dám chi tiêu xa xỉ, như Sông Lam Nghệ An, Hà Nội T&T...

Rắc rối tranh chấp cầu thủ

Ngày 20.12 là hạn chót đăng ký của các CLB nhưng trước giờ G vẫn xảy ra những vụ tranh chấp cầu thủ. Hôm qua, đích thân mẹ của cầu thủ Mạc Hồng Quân đã phải gọi điện cho ông Nguyễn Húp, Giám đốc điều hành CLB QNK - Quảng Nam (Q.QN), để bày tỏ nguyện vọng của con trai mình. Số là, Q.QN và Hồng Quân đã ký hợp đồng từ cuối tháng 8.2014. Quân sẽ được 30 triệu đồng/tháng và phí lót tay 800 triệu đồng/năm. Quân đang muốn ra đi nhưng Q.QN đặt ra 3 yêu cầu: hoặc cho Đà Nẵng mượn, hoặc đền bù hợp đồng (5 tỉ đồng), hoặc bán lại cho Cần Thơ (mức lương 35 triệu đồng, phí lót tay 900 triệu đồng) nhưng Cần Thơ phải trả một khoản phí nhất định cho Q.QN.

Chiều nay 19.12, thủ môn Trần Bửu Ngọc và CLB Đồng Tháp (ĐT) sẽ có cuộc làm việc để giải quyết mâu thuẫn với sự chứng kiến của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF). Một luật sư VFF cho biết: “Với tư cách là đơn vị giải quyết tranh chấp giữa cầu thủ và đội bóng, chúng tôi kêu gọi hai bên nên cân nhắc và cùng lùi lại một bước để tìm ra tiếng nói chung. VFF đã biết thông tin Bửu Ngọc và luật sư gửi đơn lên tòa án. Chúng tôi rất lo vì nhiều luật sư không thực sự hiểu rõ lĩnh vực bóng đá nên vô hình trung đã làm bất lợi cho thân chủ của mình. Cầu thủ bóng đá bị nghiêm cấm và sẽ bị kỷ luật nặng nếu đưa tranh chấp ra tòa”.

Còn Ngọc nói: “Tôi đã bị dồn vào bước đường cùng nên đành phải gửi đơn ra tòa. Nếu giải quyết xong xuôi, tôi sẽ rút đơn ở tòa về. Tôi mong ĐT cởi trói cho tôi vì gia cảnh của tôi lúc này hết sức khó khăn. Tôi không thi đấu sẽ không có tiền chăm sóc bố mẹ và gia đình”. Ngoài nguyện vọng được thanh lý hợp đồng, Ngọc đòi Công ty bóng đá ĐT trả cho mình gần 75 triệu đồng tiền lương, trả tiền thưởng 2 tỉ đồng mùa cũ cho các cầu thủ ĐT. Còn ĐT thì lại đòi Ngọc trả phí đào tạo trẻ 2,5 tỉ đồng. 

Lan Phương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.