VPF khiếu nại lên Bộ trưởng VH-TT-DL

16/02/2012 20:35 GMT+7

(TNO) Ngay sau khi Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) công bố kết luận thanh tra bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG là hợp lệ, Thường trực VPF đã có cuộc gặp gỡ báo chí và chính thức gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh ngay sau cuộc họp.

(TNO) Ngay sau khi Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) công bố kết luận thanh tra bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG là hợp lệ, Thường trực VPF đã có cuộc gặp gỡ báo chí và chính thức gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh ngay sau cuộc họp.

>> Hợp đồng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG là hợp lệ
>> VPF “phản pháo” VFF
>> VPF tự tin về bản quyền truyền hình

 
Ông Nguyễn Đức Kiên, thay mặt Hội đồng quản trị Công ty VPF gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh - Ảnh: Ngô Nguyễn

Đại diện cho Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên khẳng định, VPF không hài lòng với toàn bộ nội dung đoàn Thanh tra Bộ VH-TT-DL vừa công bố chiều 16.2.

"Chúng tôi không hài lòng. Thanh tra Bộ chưa đảm bảo tính khách quan và mong mỏi của VPF. Đoàn Thanh tra đã không xem xét đến nhiều điều khoản quan trọng của các văn bản pháp luật này.

Nếu căn cứ vào những văn bản này, sẽ thấy VFF và các thành viên tham gia giải Vô địch quốc gia là đồng sở hữu về tất cả các quyền của giải đấu. Thế nên chúng tôi vẫn cho rằng, trước khi ký hợp đồng với AVG, VFF phải hỏi ý kiến các CLB.

Theo số liệu của thanh tra, khoản lợi nhuận từ bản quyền truyền hình (BQTH) mà VFF được trả năm 2011, mới chỉ có duy nhất CLB Navibank được chia, 27 CLB khác vẫn chưa nhận được đồng nào", ông Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại buổi họp.

Cho rằng, AVG đã không thực hiện đúng Quy định quản lý sử dụng tài sản Nhà nước, ông Kiên phân tích tiếp: “Quốc hội có luật sử dụng tài sản nhà nước, và ngành thể thao cũng có luật thể dục thể thao. Căn cứ vào 2 điều luật này thì VFF chỉ là đối tượng quản lý các đội tuyển quốc gia (ĐTQG), chứ không phải là đối tượng sở hữu các ĐTQG. Do đó, việc VFF bán cho AVG thương quyền của các ĐTQG là không hợp lệ”.

Tiếp theo, ông Kiên cho rằng VTV là một đối tác lớn của VFF, nên việc trước khi ký hợp đồng với AVG, VFF không thông báo cho VTV, VTC là điều thiếu công bằng, minh bạch.

Cũng theo ông Kiên, việc VPF cho VTV và các đài địa phương tác nghiệp các vòng 3, 4, 5 V.League là việc đã được báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ. Nhưng ở vòng 6 sắp tới thì: “Chúng tôi chờ ý kiến của cấp lãnh đạo và các đài phải tự quyết định hoạt động tác nghiệp của mình song VPF vẫn muốn các đài được vào sân tối đa”.

Bên cạnh đó, khi được hỏi "nếu kiến nghị bất thành, liệu các ông bầu có còn tiếp tục làm bóng đá nữa không?", ông Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh: "Dù thua chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục làm và sẽ không dừng lại ở cấp CLB mà còn ở đội tuyển quốc gia".

 
Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng - Ảnh: Ngô Nguyễn

Sau khi Thanh tra Bộ VH-TT-DL công bố kết luận, Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng cũng đưa ra những phát biểu liên quan đến vấn đề này: "Khi VPF ra đời, các thành viên Hội đồng quản trị đều giật mình khi biết hợp đồng giữa VFF - AVG kéo dài đến 20 năm. Nếu trừ mùa giải 2011 vẫn còn 19 năm là quãng thời gian quá dài. Trong những năm tới số lượng CLB chuyên nghiệp tham dự các giải đấu sẽ tăng, mức chi phí đầu tư cũng tăng cao. Nếu không tạo ra nguồn thu cho CLB sẽ khó khuyến khích các doanh nghiệp hào hứng đầu tư.

Nhiệm vụ của VPF còn là tìm ra nguồn thu hỗ trợ cho công tác đội tuyển. Nếu hợp đồng truyền hình không được xem xét lại, đó sẽ là thiệt thòi lớn cho bóng đá Việt Nam. Tôi mong rằng giữa đơn vị đầu tư (AVG) và nhà sản xuất (VPF) cần sớm tìm ra tiếng nói chung, vì sự phát triển của bóng đá nước nhà".

Sơn Tùng (ghi)

 Lan Phương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.