Mở rộng đường Láng: Đắt vẫn phải làm

16/05/2024 21:32 GMT+7

Với tổng chiều dài 43,6 km, chạy qua 8 quận, huyện, đường vành đai 2 Hà Nội hiện còn nút thắt cuối cùng là đường Láng để khép kín toàn tuyến.

Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất chủ trương đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi cho 11 dự án trên địa bàn, trong đó có dự án dự án mở rộng đường vành đai 2 từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy (đường Láng).

Dự án bao gồm việc cải tạo và mở rộng vành đai 2 trên cao và dưới thấp từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy. Tổng mức đầu tư cho dự án này là trên 21.000 tỉ đồng, trong đó đoạn dưới thấp hơn 17.000 tỉ đồng và đoạn trên cao gần 3.900 tỉ đồng.

Mở rộng đường Láng: Đắt vẫn phải làm - Ảnh 1.

Với tổng chiều dài 3,8 km, đường Láng có điểm bắt đầu ở Ngã Tư Sở và kết thúc tại Ô Cầu Giấy. Hai điểm này đều có hai tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông chạy qua

Với tổng chiều dài 3,8 km, đường Láng có điểm bắt đầu ở Ngã Tư Sở và kết thúc tại Ô Cầu Giấy. Hai điểm này đều có hai tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông chạy qua

TUẤN MINH

Nếu dự án này được thông qua, nó sẽ phá vỡ kỷ lục về đoạn đường đắt nhất hành tinh, vượt qua đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục với chi phí lên đến 4.545 tỉ đồng cho mỗi km đường dưới thấp. Nếu tính cả đoạn trên cao, mỗi km cần đến 5.500 tỉ đồng.

Điều đáng chú ý là trong hơn 17.200 tỉ đồng để mở rộng đoạn dưới thấp, chi phí giải phóng mặt bằng là 16.700 tỉ đồng, gấp 31 lần chi phí xây lắp là 541 tỉ đồng.

Hiện nay, đường Láng rộng 21 m, mỗi chiều rộng 10,5 m. Sau khi nâng cấp, cải tạo, đường Láng sẽ rộng 53,5 m (gấp 2,5 lần hiện tại).

Đường Láng có 2 ngã tư chính, cắt với trục đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng và Lê Văn Lương - Láng Hạ, đều được đầu tư cầu vượt cạn nhưng thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Trong ảnh, các phương tiện ùn ứ tại ngã tư Láng - Láng Hạ vào giờ cao điểm buổi chiều

Đường Láng có 2 ngã tư chính, cắt với trục đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng và Lê Văn Lương - Láng Hạ, đều được đầu tư cầu vượt cạn nhưng thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Trong ảnh, các phương tiện ùn ứ tại ngã tư Láng - Láng Hạ vào giờ cao điểm buổi chiều

TUẤN MINH

Là người thường xuyên di chuyển trên tuyến đường này tới công ty tại Cầu Giấy, chị Lương Thuỳ Linh (P. Định Công, Q.Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày nào mình cũng mất gần một tiếng đi, một tiếng về. Hôm nào trời mưa thì còn lâu hơn thế. Trước đường Nguyễn Khang còn thoáng, giờ cũng tắc rồi, đi đường nào cũng thế”.

Đường Láng nằm bên bờ sông Tô Lịch, song song với đường Nguyễn Khang. Hiện nay, ngoài hai cầu lớn ở 2 ngã tư chính, có tổng cộng 5 công trình cầu vượt sông khác nằm trên trục đường Láng, bắc qua đường Nguyễn Khang để giảm tải lưu lượng giao thông

Đường Láng nằm bên bờ sông Tô Lịch, song song với đường Nguyễn Khang. Hiện nay, ngoài hai cầu lớn ở 2 ngã tư chính, có tổng cộng 5 công trình cầu vượt sông khác nằm trên trục đường Láng, bắc qua đường Nguyễn Khang để giảm tải lưu lượng giao thông

TUẤN MINH

Phần vỉa hè dọc tuyến đường Láng được tận dụng để bày bán hàng hoặc để xe máy. Dọc đường Láng chủ yếu là những hộ kinh doanh, các cửa hàng có diện tích sử dụng nhỏ, mặt tiền rộng 3 - 5 m.

“Tôi thuê ở đây được hơn 15 năm rồi. Đoạn này càng ngày càng tắc, nhất là vào giờ tan tầm. Giờ mà mở rộng đường thêm được thì đỡ, chỉ lo là tôi sẽ phải tìm nơi khác để bán hàng thôi”, chủ một cửa hàng bán hoa tại địa chỉ 234 đường Láng chia sẻ.

Mở rộng đường Láng: Đắt vẫn phải làm - Ảnh 5.

Mở rộng đường Láng: Đắt vẫn phải làm - Ảnh 6.

Sinh sống tại đây đã nhiều năm, thường xuyên chứng kiến cảnh tắc đường tại khu vực này, bà Lương Sáu Chắn (P.Láng Hạ) cho biết: “Tôi nghe thông tin trên báo cũng biết có đề xuất mở rộng đường Láng. Nhà tôi ở đây lâu rồi, nếu mở rộng thì chỉ mong có giải pháp đền bù thỏa đáng. Nhà tôi 70 m2, đang kinh doanh tốt, nếu chuyển sang nơi khác ở cũng phải mất thời gian để ổn định”

Sinh sống tại đây đã nhiều năm, thường xuyên chứng kiến cảnh tắc đường tại khu vực này, bà Lương Sáu Chắn (P.Láng Hạ) cho biết: “Tôi nghe thông tin trên báo cũng biết có đề xuất mở rộng đường Láng. Nhà tôi ở đây lâu rồi, nếu mở rộng thì chỉ mong có giải pháp đền bù thỏa đáng. Nhà tôi 70 m2, đang kinh doanh tốt, nếu chuyển sang nơi khác ở cũng phải mất thời gian để ổn định”

TUẤN MINH

Nút giao Ngã Tư Sở là nơi có mật độ giao thông di chuyển đông đúc nhất toàn tuyến, cũng là điểm đầu của đường Láng

Nút giao Ngã Tư Sở là nơi có mật độ giao thông di chuyển đông đúc nhất toàn tuyến, cũng là điểm đầu của đường Láng

TUẤN MINH

Đường vành đai 2 trên cao đoạn Láng nếu được đầu tư sẽ có chiều dài 3,8 km, rộng 19 m, và vận tốc tối đa là 80 km/h. Đây là trục chính đô thị. Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án này là gần 3.900 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự kiến từ 2026 - 2030. Theo Sở GTVT Hà Nội, lưu lượng phương tiện tối đa hiện tại đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ, trong khi dung lượng thiết kế ban đầu chỉ cho phép 3.000 phương tiện/giờ. Do đó, đường Láng thường xuyên gặp tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm

Đường vành đai 2 trên cao đoạn Láng nếu được đầu tư sẽ có chiều dài 3,8 km, rộng 19 m, và vận tốc tối đa là 80 km/h. Đây là trục chính đô thị. Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án này là gần 3.900 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự kiến từ 2026 - 2030. Theo Sở GTVT Hà Nội, lưu lượng phương tiện tối đa hiện tại đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ, trong khi dung lượng thiết kế ban đầu chỉ cho phép 3.000 phương tiện/giờ. Do đó, đường Láng thường xuyên gặp tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm

TUẤN MINH


 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.