'Hô biến' vết nứt tường nhanh chóng và hiệu quả

25/04/2023 09:00 GMT+7

Những ngày nắng nóng, vết nứt tường xuất hiện nhiều hơn không chỉ ở những căn nhà cũ mà còn hiện diện ngay trong một ngôi nhà mới hoàn thiện. Đâu là nguyên nhân và cách khắc phục?

Vết nứt nhỏ, ảnh hưởng lớn

Bước vào thời điểm lập hạ, hiện tượng nắng nóng tăng cao với nhiệt độ phổ biến 35 - 38 độ C khiến nhu cầu làm mát tăng cao. Đối với cư dân thành thị, máy điều hòa nhiệt độ được sử dụng hết công suất trong thời điểm này tại nhà, văn phòng và cả các khu trung tâm thương mại, siêu thị. Việc chênh lệch nhiệt độ giữa máy lạnh trong phòng và nền nhiệt độ cao ở tường ngoài tạo nên hiện tượng rạn nứt gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sự bền bỉ của ngôi nhà. Đây được gọi là hiện tượng giãn nở và co ngót vật liệu nền.

Từ ứng lực của việc co ngót, hiện tượng nứt tường sẽ diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng. Có thể hiểu rằng, trong một môi trường nhất định, bê tông sẽ co giãn ở một mức nhất định. Nếu tất cả hoặc một phần của sự co ngót đó bị hạn chế, ứng suất kéo sẽ phát triển từ đó tạo cường độ chịu kéo của bê tông quá áp lực sẽ dẫn đến nứt. Các vết nứt khiến ô xy, hơi ẩm, clorua và các hóa chất xâm thực khác xâm nhập vào nền tường, trần, ảnh hưởng đến độ bền lâu dài của công trình.

'Hô biến' vết nứt tường nhanh chóng và hiệu quả - Ảnh 1.

Vết nứt tường không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà

Đối với các vết nứt lớn tồn tại lâu năm, gia chủ cần phải tiến hành khắc phục thật nhanh bởi chúng có thể lan ra những khu vực khác, ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà và có thể gây nguy hiểm. Cách tốt nhất lúc này là tìm kiếm các chuyên gia về xây dựng để có phương pháp khắc phục phù hợp, an toàn và tối ưu nhất.

Ngược lại, với những vết nứt nhỏ hình thành trên bề mặt tường hay sàn nhà, chúng ta có thể tự tay khắc phục sớm. Những vết nứt này sẽ tạo điều kiện cho nước thấm vào, đe dọa trực tiếp đến độ liền khối kết cấu của một công trình, làm giảm đáng kể tính bền vững và có khả năng lan rộng theo thời gian. Ngoài ra, các vết nứt và kẽ hở không được xử lý dẫn đến mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Khoác "áo giáp" cứng cáp cho mọi bề mặt

Để khắc phục những vết nứt nhỏ từ 2-10mm, gia chủ có thể sử dụng những chiếc "áo giáp" là keo trám khe như một cách để "chữa bệnh" hiệu quả. Keo trám khe là vật liệu sử dụng để trám khe hoặc mối nối, lỗ hổng giữa các vật liệu khác nhau nhằm ngăn không khí, hơi ẩm, nước, bụi bẩn, âm thanh và ánh sáng, cải thiện thẩm mỹ cho công trình, đặc biệt là có thể tự thực hiện ngay tại nhà với các thao tác thi công đơn giản.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại keo trám khe với công dụng và chất lượng khác nhau. Trong đó, Sikaflex®-134 Bond & Seal là loại keo gốc PUR được đánh giá cao bởi không chỉ lấp đầy khe nứt và các khoảng hở trong và ngoài công trình, mà còn có thể sử dụng để kết dính cho các hạng mục nội thất. Bên cạnh đó, với khả năng chống tia UV nên Sikaflex®-134 Bond & Seal còn đem lại hiệu quả bảo vệ bền lâu trước thời tiết khắc nghiệt và có thể sử dụng cho cả ngoài trời. Một điểm cộng nữa là quá trình sử dụng rất đơn giản chỉ với 2 bước.\

'Hô biến' vết nứt tường nhanh chóng và hiệu quả - Ảnh 2.

Sikaflex®-134 Bond & Seal là keo trám khe không chỉ lấp đầy khe nứt và các khoảng hở trong và ngoài công trình, mà còn có thể sử dụng để kết dính cho các hạng mục nội thất

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Làm sạch bề mặt vết nứt khỏi các chất bẩn như bụi, dầu mỡ, vữa xi măng, chất keo cũ và lớp sơn phủ có độ bám dính kém, sau đó lau khô. Nhờ khả năng kết dính và sửa chữa đa dạng bề mặt như bê tông, gạch, vữa, gỗ, kim loại, kính và nhựa (FRP, GRP)... Sikaflex®-134 Bond & Seal có độ bám dính cao mà không sử dụng chất quét lót và / hoặc chất kích hoạt.

Bước 2: Thi công

Đầu tiên, sử dụng băng keo che phủ đối với các mép khe, việc này yêu cầu độ chính xác và gọn gàng. Sau đó, chèn backing rods theo đúng độ sâu và quét lót. Lưu ý lựa chọn chất quét lót phù hợp khuyến cáo, lượng quét vừa đủ không quá ít hay quá nhiều. Tiếp theo, gắn keo vào súng và cắt đầu vòi, đảm bảo keo tiếp xúc hoàn toàn các cạnh của khe và tránh cuộn khí trong quá trình thi công. Bước cuối cùng là hoàn thiện bề mặt keo sau khi thi công càng sớm càng tốt và làm sạch tất cả dụng cụ thi công, lau chùi những vùng da bị dính keo.

Một điểm cộng khiến Sikaflex®-134 Bond & Seal mang lại hiệu quả vượt kỳ vọng chính là nhờ công nghệ I-Cure® giúp đóng rắn nhanh hơn nhiều lần. Từ đó, thành phẩm đảm bảo được tính thẩm mỹ khi ngăn ngừa bọt khí tạo lỗ rỗng bên trong và bên trên bề mặt sản phẩm, đặc biệt là có thể sơn phủ trực tiếp trên bề mặt sau khi thi công. Không chỉ làm tốt vai trò là chất kết dính trám khe nứt, Sikaflex®-134 Bond & Seal còn không giải phóng bất kỳ lượng khí CO2 nào trong quá trình vận hành ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, qua đó mang lại giá trị tốt nhất cho môi trường sống của gia chủ.

Có thể nói, Sikaflex®-134 Bond & Seal là lựa chọn hoàn hảo giúp làm đầy các khe nứt được các chuyên gia xây dựng hàng đầu và khách hàng tin dùng vì mang lại hiệu quả tức thì và góp phần tăng cường tuổi thọ cho công trình bền vững.

Bên cạnh việc khắc phục vết nứt công trình, Sika còn sở hữu những giải pháp "phòng ngừa" vô cùng hiệu quả. Độc giả có thể nghiên cứu thêm các giải pháp từ Sika tại https://vnm.sika.com

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.