Đài thiên văn khổng lồ ở Úc đi vào hoạt động

02/12/2012 15:00 GMT+7

(TNO) Đài thiên văn khổng lồ tại Tây Úc, hay gọi là mắt khổng lồ theo dõi bầu trời, có thể giúp tiết kiệm được hàng tỉ USD cho toàn cầu bằng cách cảnh báo thảm họa mặt trời.

(TNO) Đài thiên văn khổng lồ tại Tây Úc, hay còn gọi mắt khổng lồ theo dõi bầu trời, có thể giúp tiết kiệm được hàng tỉ USD cho toàn cầu bằng cách cảnh báo thảm họa mặt trời.

>> Những phát hiện khảo cổ 2012: Đài thiên văn cổ

Đài thiên văn vô tuyến Trường Rộng (MWA) đã được khánh thành vào cuối tuần, trong nỗ lực tăng cường khả năng quan sát mặt trời và cung cấp cảnh báo sớm về những cơn bão mặt trời, theo Phys.Org.

Hậu quả tiêu cực của các cơn bão mặt trời luôn là nỗi ám ảnh lâu nay của nhiều nước trên thế giới, vì nếu đủ mạnh, chúng có thể hủy hoại vệ tinh viễn thông, đánh sập mạng lưới điện và hệ thống GPS, theo Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến tại Perth.

Giám đốc của trung tâm trên là Steven Tingay cho hay mục tiêu của MWA là dự đoán được thời điểm vết lóa mặt trời xuất hiện, cũng như đường đi (có thể) của nó.

Từ thông tin này, các bên liên quan sẽ di chuyển vệ tinh hoặc tắt các hệ thống liên lạc nằm trên hướng tấn công của bão mặt trời nhằm giảm thiểu rủi ro.

MWA giúp nâng khung thời gian cảnh báo từ 4 - 5 giờ như trước đây lên 20 giờ. Kính thiên văn này trị giá 53 triệu USD, nằm cách thành phố Perth ở miền tây Úc đến 800 km về hướng bắc.

Đây là công trình hợp tác của 13 viện khoa học ở Úc, Mỹ, New Zealand, dẫn đầu là Đại học Curtin của bang Tây Úc.

Hạo Nhiên


>> Thiên hà cổ thích hợp với sự sống
>> Ngày 21.5 có nhật thực hình khuyên
>> Siêu mặt trăng tỏa chiếu trái đất
>> Ám ảnh siêu trăng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.